Hôm nay :

Hotline: 0979 365 838



 [mota]
Lo sợ con học kém so với các bạn, không theo kịp chương trình lớp 1, nhiều phụ huynh có con đang học mầm non 5 tuổi đã cuống cuồng tìm lớp dạy đọc, viết cho con.

Mẫu giáo đã đi… học thêm
Dù còn hơn 8 tháng nữa con mới bước vào lớp 1, song thời điểm hiện tại nhiều phụ huynh có con đang học mẫu giáo 5 tuổi (sinh năm 2011, năm tới vào lớp 1) đã lo “sốt vó” chuyện dạy chữ cho con. Thậm chí, không ít trẻ sau giờ học trên trường mẫu giáo là được cha mẹ đón đi học thêm, luyện chữ ở các trung tâm.
Sau khi tham khảo ý kiến những phụ huynh đã có con học lớp 1, vợ chồng anh Hải Anh, chị Thanh Nga (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã quyết định cho con đi học chữ ngay từ bây giờ, mặc dù phải đến hè năm sau con mới chính thức bước vào tiểu học. Chị Nga chia sẻ: “Ở cơ quan tôi ai cũng khuyên tôi dạy con biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1. Vì nếu không học con sẽ không theo kịp chương trình, hơn nữa hầu hết các bé đều học trước, nên nếu không được học con sẽ dốt nhất lớp”.
Không ép con học nhiều, nhưng chị Nguyễn Thu Thủy (Khu đô thị Trung Hòa, Hà Nội) vẫn bố trí thời gian để con đi luyện viết chữ đẹp một tuần 2 buổi. Chị Thủy tâm sự: “Rút kinh nghiệm từ đứa chị, vì không đi học trước mà hai mẹ con “đánh vật” mỗi tối vì con viết xấu, viết chậm lại mù mờ về làm toán, phải đến gần hết lớp 1 con mới bắt kịp chương trình và các bạn. Vì thế sang đứa thứ 2 là tôi không do dự mà dạy kèm con ở nhà và đi học luyện viết chữ. Ra Tết sẽ tập trung dạy làm toán, bởi toán lớp 1 rất khó”.
Để thấy được sự “sốt sắng” của phụ huynh muốn cho con học trước vào lớp 1, dạo qua một vòng các diễn đàn dành cho phụ huynh, nhóm cộng đồng dân cư nào đó ở Hà Nội thời điểm này dễ dàng bắt gặp các chủ đề dạy học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, hoặc xin địa chỉ giáo viên, trung tâm uy tín để gửi con đi học. Trong đó, các ý kiến đều “khuyến khích”, thậm chí lập thành nhóm nhỏ để mời giáo viên dạy chữ cho lứa năm tới vào lớp 1.
hoc-truoc-lop-1-tuoi
Ảnh minh họa
Nở rộ “dịch vụ” dạy trước lớp 1
Hiện tại, các trường mầm non công lập ở Hà Nội đã thực hiện nghiêm việc cấm dạy chữ trước khi vào lớp 1, tuy nhiên ở khối ngoài công lập vẫn khá phổ biến giáo viên dạy chữ, tập viết cho lớp mẫu giáo 5 tuổi.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, nhiều giáo viên tiểu học cũng “tăng ca” để dạy thêm. Hàng loạt trung tâm cũng mở các khóa luyện viết chữ đẹp, làm toán nhanh, câu lạc bộ tiền lớp 1… với mức giá từ 80.000đ - 100.000 đồng/buổi (khoảng 2 tiếng).
Chỉ ra một thực tế các phụ huynh đang làm khổ con, PGS.TS Nguyễn Công Khanh - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết: “Trẻ mới 5 tuổi chưa đủ nhận thức, sức khỏe để cho việc học chữ, ngồi yên một chỗ để tập trung học bài. Nếu như cho con đi học chữ trước là việc làm theo phong trào, cách này chỉ hại con bởi trẻ dễ bị cận thị, cong vẹo cột sống, nảy sinh tâm lý chán học… Theo tôi, trước 6 tuổi chỉ nên cho trẻ làm quen với các chữ cái, các số thông qua trò chơi, bài hát. Nên dạy cho trẻ ý thức để thích nghi với bậc tiểu học phải tự làm mọi thứ”.
“Học mà chơi, chơi mà học” cũng là khuyến cáo của PGS. Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT tới các bậc phụ huynh. PGS Trần Xuân Nhĩ chia sẻ: “Hiện nay cũng đã có quy định cấm dạy chữ trước cho trẻ trước khi vào lớp 1 rồi, phụ huynh cũng đừng ép con để rồi con trẻ bị áp lực, mất hứng thú học tập. Có rất nhiều cách để trang bị kiến thức cho con, chẳng hạn như thông qua tranh ảnh, trò chơi, ghép số, ghép chữ… Trẻ vẫn học được, thậm chí thuộc rất nhiều thứ thông qua hoạt động này”.
Lãnh đạo một số trường tiểu học ở Hà Nội cho rằng, việc học sinh biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1 gây nhiều khó khăn cho giáo viên, bởi các em học không tập trung, tâm lý “biết rồi” khiến trẻ chủ quan dẫn đến mải chơi, làm việc riêng trong lớp. Các giáo viên cũng cho biết, phụ huynh không nên gây áp lực cho con, bởi việc học tập 2 buổi/ngày đủ để trẻ vừa tiếp thu kiến thức và ôn lại bài học trong ngày.

[/mota]



[mota]

Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) Phạm Ngọc Định vừa có công văn gửi GĐ các sở GD-ĐT chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.
Công văn của Bộ GD-ĐT yêu cầu lãnh đạo các sở GD-ĐT thực hiện 7 điểm để thực hiện tốt việc đánh giá học sinh tiểu học thường xuyên bằng nhận xét theo Thông tư 30/2014.
Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo thực hiện việc thành lập tổ công tác để hỗ trợ thường xuyên, kịp thời các trường triển khai thực hiện TT 30.
tin-tuc-giao-duc-tieu-hoc
Các sở GD-ĐT cần chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung vào đổi mới đánh giá học sinh tiểu học. Chú ý hiểu đúng và đầy đủ ý nghĩa của việc đổi mới đánh giá học sinh; về cách nhận biết các năng lực và phẩm chất của học sinh; cách nhận xét, hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện; cách ra đề kiểm tra cuối học kì I, cuối năm học.
Cán bộ quản lí cùng giáo viên trải nghiệm qua thực tế dạy học trên lớp để chia sẻ về cách đánh giá thường xuyên bằng nhận xét học sinh trong quá trình dạy học.
Việc vận dụng, triển khai thông tư cần thống nhất cho phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương....
Đồng thời, tuyên truyền giải thích cho cha mẹ học sinh về quy định đánh giá học sinh tiểu học, hướng dẫn cha mẹ học sinh cách theo dõi, hỗ trợ học sinh học tập, tham gia đánh giá học sinh, phối hợp với giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
Cùng với đó, các sở GD-ĐT cần chỉ đạo cán bộ quản lí, cán bộ cốt cán hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên trong đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết” phù hợp với học sinh và nhà trường, đúng với yêu cầu của việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét.
Giáo viên được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra củahọc sinh, sử dụng tin nhắn, email… để liên lạc sao cho thuận tiện trong việc phối hợp giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
tin-tuc-giao-duc1
TT 30 quy định, yêu cầu giáo viên phải quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được “quên” em nào. Nhưng Bộ GD-ĐT chỉ đạo khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng; không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp với các học sinh khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau.
Các sở GD-ĐT cần chỉ đạo việc sử dụng sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lí sử dụng, có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà.
Nhà trường có thể thiết kế thành một cuốn sổ chung để tại lớp học, miễn sao đạt mục đích yêu cầu của sổ theo dõi chất lượng giáo dục.
Mẫu sổ theo dõi chất lượng giáo dục do Bộ hướng dẫn chỉ là gợi ý, không bắt buộc giáo viên phải thực hiện theo mẫu đó.
Việc sơ kết thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo TT 30 vào các thời điểm giữa tháng 11/2014, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học 2014-2015; Các báo cáo gửi bộ sau sơ kết 10 ngày.
[/mota]




[mota]

Không thể phủ nhận vai trò của bút mài từ trước đến nay. Tuy nhiên sử dụng bút mài đúng cách không phải ai cũng biết. Đây là một số chỉ dẫn khi dùng bút mài thầy Ánh.

Cách sử dụng bút mái thầy Ánh

Bước 1. Tư thế cầm bút mài
Vị trí phù hợp là cầm chặt cây bút mài tạo thành hình tam giác với ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái.
cach-cam-but-mai-thay-anh
Cách cầm bút mài thầy Ánh
Bước 2. Vị trí đặt bút
Sau khi cầm cây bút ở vị trí phù hợp. Ngòi bút phải được hướng thẳng đứng. Cái đế ngòi bút phải hướng xuống. Giữ cây bút ngược xuống để đầu bút không chạm ở đâu thì tự nhiên sẽ đặt cây bút đúng vị trí.
Bước 3. Vị trí nắp bút
Đặt nắp lên cây bút. Dù muốn hay không thì việc giữ thăng bằng cây bút máy một phần tùy thuộc vào vị trí của nắp bút đặt ở phần sau của cây bút trong khi viết. Cái giắt bút phải thẳng hàng với ngòi bút và quay ra phía ngoài phần cầm bút.
Bước 4. Viết
Bây giờ bạn sẵn sàng đặt bút mài lên giấy. Viết cho đến lúc mực nhạt dần. Nếu mực đậm hơn thì lật ngòi bút lên để đợi một chút và rồi đặt nó lại trên giấy. Nếu nó nhạt và khô thì đến lúc bạn phải bơm mực mới vào.

Lau chùi ngòi bút

Ngòi bút mài mới
Ngòi bút mài thầy Ánh mới mua về cần lau sạch dầu nhớt và sơn chống ăn mòn trước khi bơm mực vào. Các nhà sản xuất khuyên nên ngâm ngòi bút vào nước nóng. Một cách khác nửa là hơ ngòi bút trên ngọn lửa của que diêm – nhưng phải cẩn thận – sức nóng có thể làm thay đổi tình trạng của ngòi bút.
but-luyen-chu-dep
Bút luyện chữ đẹp

Chăm sóc ngòi bút

Ngòi bút mài phải được giữ sạch trong khi dùng hoặc đừng để mực chảy ra. Nên dùng miếng vải mềm để lau, rồi sau đó rữa và lau khô để chống bị ăn mòn. Cách tốt nhất để lau ngòi bút vẽ và viết là chùi nhẹ chúng bằng bàn chải chà răng ướt. Ngòi bút có lớp phủ nên dùng dao cạo hoặc chà sạch trước khi dùng. Bàn chải sợi thủy tinh cũng rất hữu ích.
[/mota]


 [mota]
Bút mài thầy Ánh là thương hiệu nổi tiếng trong việc luyện chữ viết đẹp tại Việt Nam. 
Được đông đảo giáo viên, học sinh và người yêu thích dòng bút máy ngòi mài sử dụng. 
Với bút máy nói chung và bút mài thầy Ánh nói riêng các bạn băn khoăn nếu chẳng may 
bút có bị rơi mạnh, hoặc trong quá trình lâu dài viết ngòi bị mòn cạnh, hay việc ấn tay 
của trẻ nhỏ khi sử dụng sẽ làm ngòi bị tòe thì đừng lo lắng, bạn có thể dễ dàng thay mà 
không mất quá nhiều thời gian.
Bước 1: Rửa sạch bút bằng nước ấm, sau đó lau khô để bút khô ráo, tránh việc thay khi 
trong bút còn mực vì như vậy mực sẽ khiến tay bạn bị bẩn và nếu sử dụng mực lắng cặn 
bên ngoài không rõ nguồn gốc thì có thể dẫn tới viêm nhiễm. 
Bước 2: Ngâm qua ngòi viết bằng nước ấm trong giây lát giúp phần dầu bảo quản ngòi 
tan ra (bước này có thể làm sau khi lắp cũng được) 
Bước 3: Cuốn 1 ít giấy đa năng hoặc giẻ mềm giúp tránh việc cọ sát giữa kìm kẹp và ngòi viết.
cach-thay-ngoi-but-mai-thay-anh
Cách thay ngòi bút mài thầy Ánh
Bước 4: Lấy kìm kẹp (mũi kìm thẳng) vào phần cuốn giẻ chỗ phần lưỡi gà và ngòi rút 
thẳng hướng ra ngoài. Để ý tránh việc kẹp vào phần trên của lưỡi gà có những rãnh hút 
mực vì nếu kẹp vào đó sẽ làm hỏng bút viết không ra mực hoặc ra mực không đều. 
Lưu ý quan sát rãnh khớp ruột gà để lắp khớp lại sau khi thay ngòi.
cach-thay-ngoi-but-mai-thay-anh-1

cach-thay-ngoi-but-mai-thay-anh-2
Bước 5: Sau khi rút cả ngòi và ruột gà ra ta thay ngòi mới, dùng tay đẩy ngòi và ruột gà 
vào vị trí cũ như ban đầu. Vậy là chúng ta coi như đã tự mình làm xong một chiếc bút 
mới vậy.
cach-thay-ngoi-but-mai-thay-anh-3

cach-thay-ngoi-but-mai-thay-anh-4

cach-thay-ngoi-but-mai-thay-anh-5
* Lưu ý: mỗi bút được thiết kế với phần ruột gà khác nhau nên chỉ thay được ngòi quy 
định cho bút. Đặc biệt ngòi bút mài thầy Ánh 040 không thể thay thế cho các bút khác. 
- Ngòi Bút mài thầy Ánh. 
- Ngòi trắng thanh đậm. 
- Ngòi hoa vàng. 
- Ngòi vàng thanh đậm. 
- Ngòi niko calygraphy. 
- Và một số ngòi êm trơn cùng loại. 
- Chúc các bạn thành công và có những trải nghiệm thật tốt với bút mài thầy Ánh.
Để nhận được tư vấn kịp thời vui lòng liên hệ : 0979 365 838 
Hoặc đến trực tiếp địa chỉ: 
ĐC 1: Phòng 108 nhà C7 Tô Hiệu, Nghĩa Tân, Cầu Giấy 
ĐC 2: Nhà số 12 ngách 299/35 Đại Mỗ, Nam Từ Liêm
[/mota]


 [mota]

Bút mài là gì?
Đây là câu hỏi được nhiều khách hàng rất tò mò khi biết đến nhãn hiệu Bút mài thầy Ánh khi bắt đầu luyện chữ đẹp. và thường thắc mắc cần giải đáp : Bút mài thầy Ánh là gì? Đầu tiên bút mài là Bút máy ruột bơm mực hoặc có thể lắp ống mực tiện ích. Chỉ khách bút máy thông thường ở đầu ngòi viết được thiết kế khác với kiểu truyền thống. Bút máy truyền thống với đầu hạt gạo tròn và khi viết tạo ra nét đều, đưa bút nhẹ nhàng tạo nét. Bút mài khác ở chỗ phần đầu hạt gọa được mài thủ công vát đi theo thói quen của người viết và người cầm bút. Khi viết những nét đưa lên thanh thoát tạo nét mảnh, nét đưa xuống tì nhẹ tạo nét đậm. Bút mài thầy Ánh là nhãn hiệu được đông đảo người luyện chữ đẹp trên cả nước không những vì thiết kế đẹp mắt, giá phải chăng mà đây là dòng bút luyện chữ đẹp tiên phong được nhiều khách hàng là học sinh, phụ huynh và người yêu đam mê luyện chữu đẹp tin dùng.
but-mai-thay-anh
Bút mài thầy Ánh
Bút mài thầy Ánh mua ở đâu?
Với những ưu điểm mang lại cho người dùng nên so với các dòng bút luyện chữ đẹp cùng loại bút mài thầy ánh là sản phẩm luôn được các bậc phụ huynh lựa chọn cho con em mình. Tuy nhiên vì lợi nhuận có rất nhiều điểm bán bút mài thầy Ánh nhái giả, không đúng chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhãn hiệu sản phẩm của chúng tôi. Vì vậy hãy đến với địa chỉ uy tín, là cửa hàng phân phối các sản phẩm luyện chữu ưu việt nhất hiện nay để nhận được cây bút đúng giá và đúng chất lượng nhất:
Địa chỉ tại Hà Nội:  
ĐC 1: Phòng 108 nhà C7 Tô Hiệu, Nghĩa Tân, Cầu Giấy 
ĐC 2: Nhà số 12 ngách 299/35 Đại Mỗ, Nam Từ Liêm 
Hoặc liên hệ đặt hàng qua số Phone: 0979 365 838
dia-diem-ban-but-mai-thay-anh
Địa điểm bán bút mài thầy Ánh
Với chính sách bảo hành trên từng sản phẩm được bán ra. Luôn được bình chọn là cửa hàng uy tín nhiều năm liền với thế mạnh thương mại điện tử.
[/mota]


 [mota]

Không chỉ nổi danh viết đẹp, anh còn có thể viết chữ ngược, viết thư pháp bằng bút sắt. Người xem phải dùng gương phản chiếu mới đọc được loại chữ này.
Thầy giáo Nguyễn Đương Ánh (41 tuổi, ở Tiên Du, Bắc Ninh) từng nổi danh khắp xứ Kinh Bắc bởi tài viết chữ đẹp. Anh cũng là một trong những người đầu tiên sáng tạo ra loại bút mài ngòi và đăng ký thương hiệu độc quyền. Gần 20 năm gắn bó với con chữ, người thầy giáo coi đó như cái nghiệp mình theo đuổi suốt đời. Hơn thế, anh còn nâng chữ lên thành một thú chơi tinh hoa, điêu luyện.

Biệt tài viết chữ ngược

Trước lúc viết, đôi mắt anh nhìn chăm chú vào khoảng trống trên tấm bảng. Để tâm trí không vướng bận vào suy nghĩ gì khác, anh bắt đầu tưởng tượng hình hài chữ ngược. Cẩn trọng đặt nét phấn đầu tiên, rồi cứ thế, từng nét chữ bay bổng hiện ra, nét sổ dứt khoát, nét thanh vòng mềm mại. Nhưng người xem cũng không thể đọc được chữ gì. Dùng gương phản chiếu lại ta mới thấy những con chữ bay bổng, đẹp không khác gì chữ viết xuôi. Nó được tạo nên bởi đôi tay tài hoa, cùng quá trình khổ luyện hàng chục năm của người viết.
chu-viet-cua-thay-nguyen-duong-anh
Chữ viết của thầy Nguyễn Đương Ánh
Thầy Ánh chia sẻ: “Để viết chữ ngược đẹp, đòi hỏi phải viết xuôi cũng đẹp, có trí tưởng tượng tốt, hình dung trước được nét”.
Vốn có niềm đam mê chữ đẹp từ thuở nhỏ, năm 1997, khi đang học năm nhất trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh, chàng sinh viên Nguyễn Đương Ánh đã đạt giải nhì cuộc thi viết chữ đẹp toàn quốc. Đến khi về giảng dạy tại trường Tiểu học Phú Lâm 2 (Tiên Du, Bắc Ninh), tài viết chữ đẹp của thầy Ánh đã nổi danh khắp vùng Kinh Bắc.
thay-nguyen-duong-anh-nguoi-viet-chu-dep-noi-tieng
Thầy Nguyễn Đương Ánh người viết chữ đẹp nổi tiếng
Tiếng lành đồn xa, không chỉ viết bằng khen, giấy tờ trong huyện, xã mà nhiều nơi khác cũng đến nhờ thầy viết chữ. Có thời gian, thầy Ánh phải khăn gói sang huyện Yên Phong (Bắc Ninh) ở cả tuần để viết hộ hàng trăm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con. Phụ huynh đến xin thầy viết dăm ba chữ khuyến khích con học tốt rồi treo trang trọng bên góc học tập. Bạn bè cần viết thiệp mừng, thiệp cưới cũng đến nhờ chữ thầy Ánh. 
Kỷ niệm anh nhớ nhất, đó là vào buổi tối cuối năm học, đại diện hội phụ huynh của một trường tiểu học cách đó hơn chục cây số tới nhờ anh viết giấy khen. Tối muộn, công việc bận rộn nên anh đành từ chối. Nhưng người đó cố sức năn nỉ. Họ nói rằng những tấm giấy khen kia có nét chữ của thầy Ánh thì sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều. Anh nhận lời. Viết hơn 100 giấy khen, vở tặng học sinh giỏi xong xuôi, nhìn đồng hồ điểm 12h đêm. Hai vị phụ huynh say sưa ngắm nhìn những nét chữ với khuôn mặt rạng rỡ.
Không bằng lòng ở việc luyện chữ nét thanh nét đậm, anh còn tự học, tìm tòi viết thư pháp chữ Việt bằng bút sắt. Bút sắt ngòi cứng cáp, nhỏ mảnh không thể viết nhanh nét cực đậm, nét xược trong một lượt đưa bút. Anh nghĩ ra cách lật ngược ngòi bút, đẩy mực thấm ướt ngòi rồi đưa bút chậm ở nét cần nhấn, lướt nhanh tạo ra đường mềm mại, khoáng đạt. Thoạt nhìn, hầu như ít ai nhận ra đó là chữ thư pháp viết bằng bút sắt.

Người đầu tiên sáng tạo ra bút mài ngòi

Để viết được loại chữ nét thanh nét đậm cần loại bút ngòi bằng, dẹt nhưng các loại bút bơm mực hiện đại hầu như không đáp ứng được. Từ khi còn là sinh viên, anh Ánh đã tự tìm tòi cách mài bút sao cho viết ra nét thanh đậm. Mài hỏng nhiều ngòi bút, anh mới đúc rút ra kinh nghiệm. Thường phải mất vài tiếng đồng hồ mới có thể mài xong, vừa mài vừa viết thử đến khi viết trơn đều không gợn mới hoàn thành. 
thay-anh-bieu-dien-viet-thu-phap
Thầy Ánh biều diễn viết thư pháp
Anh Ánh chia sẻ: “Để mài được một cây bút như ý, phải trải qua nhiều công đoạn. Công cụ mài rất thô sơ, mài bằng đá, mài thủ công, phải soi xét từng góc cạnh. Bút mài bằng tay tuy có điểm hạn chế là tốc độ viết chậm nhưng lại có ưu điểm chữ viết sắc nét hơn, tạo được sự kiên trì, cẩn thận trong từng nét chữ”.
thu-phap-cua-thay-anh
Thư pháp của thấy Ánh
Ban đầu anh tự mài để viết, mài cho học sinh, cho đồng nghiệp, ngày càng nhiều người nhờ, mài không xuể. Anh nảy ra ý tưởng dùng mô – tơ quay để mài. Bạn bè động viên anh đăng ký bản quyền. Thương hiệu Bút mài thầy Ánh ra đời từ đó.
Người xưa nói: “Nhất tự thiên kim”, một chữ đáng giá ngàn vàng. Anh thường viết hộ, cho chữ mà không lấy công. Nhưng với mong muốn đem niềm đam mê chữ đẹp truyền cảm hứng cho nhiều người, anh lên Hà Nội mở trung tâm luyện chữ đẹp, sản xuất bút mài ngòi từ năm 2002.
Người tìm đến học chữ đẹp thầy Ánh, ngoài học sinh, giáo viên còn có dân văn phòng, phụ huynh… Họ học vì đam mê với chữ đẹp. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, một giáo viên tiểu học ở Gia Lai ra Hà Nội để học 3 buổi luyện chữ của thầy Ánh. Có người chưa đi xa bao giờ, được cả chồng đưa đi ra luyện chữ vài buổi lại về.
Học sinh khi tới trung tâm sẽ thực hiện bài thi đầu và bài thi kết thúc để kiểm tra đánh giá quá trình rèn chữ. Đối với giáo viên tới học chỉ cần nắm được các kĩ năng cơ bản rồi về tự rèn luyện. Còn với học sinh phải kèm thường xuyện vì mức độ nhận thức và rèn luyện kĩ năng lâu hơn.
Năm 2012, thầy Nguyễn Đương Ánh được mời làm giám khảo các cuộc thi viết chữ đẹp do tỉnh Sơn La tổ chức, làm giám khảo chấm thi viết chữ đẹp huyện Quốc Oai (Hà Nội). Ngoài việc rèn chữ, anh còn sáng tạo 6 mẫu chữ để đáp ứng cho việc giải trí, trang trí, quảng cáo... 
[/mota]



 [mota]

Các lớp học luyện viết chữ đẹp tại TP.HCM phát triển do nhu cầu "rèn nét chữ, luyện nết người" của sinh viên, nhân viên văn phòng ngày càng nhiều.
Cầm cây bút máy nắn nót từng nét, Trần Quỳnh Anh (25 tuổi, quận Tân Bình, TP.HCM) chăm chỉ viết theo chữ cái mẫu của giáo viên. Trong phòng học nhỏ, hàng chục học viên khác cũng cặm cụi viết từng chữ như các em cấp một.
Quỳnh Anh là dược sĩ, công việc yêu cầu cô thường xuyên phải viết đơn thuốc hay nhập sổ sách. Chữ quá xấu, cô rất mất tự tin, nhất là viết cho cấp trên, đối tác.
Không phải ai trong quá trình học phổ thông cũng được uốn nắn từng nét, khiến chữ viết cẩu thả, khó đọc, ảnh hưởng công việc. Vì vậy, nhiều người dù đang học đại học, đi làm cũng phải luyện viết chữ từ đầu.
Tại TP.HCM, thời gian gần đây, nhiều trung tâm luyện viết chữ đẹp cho người lớn được mở ra. Những người viết đẹp cũng nhận dạy kèm tại nhà.
lop-hoc-luyen-chu-dep
Lớp học luyện chữ đẹp
Môn học đặc biệt
Tại Sài Gòn, các lớp luyện viết chữ đẹp được tổ chức ở Trung tâm luyện viết chữ đẹp Tân Bình (Cách Mạng tháng 8, quận Tân Bình), Chữ Đẹp Nét Việt (Lê Thị Riêng, quận 1), Chữ đẹp miền Nam (Lý Chính Thắng, quận 3), Luyện chữ Ánh Dương (Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp)... và nhiều lớp do thầy cô giáo mở.
Các khóa học đặc biệt này thường kéo dài 10 buổi, khai giảng mỗi tháng 2 lần và học xen kẽ hầu hết các ngày trong tuần.
Cô Đoàn Khuyên – giảng viên ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết: “Luyện chữ đẹp được xem là môn học khó bởi đòi hỏi sự kiên nhẫn cao, tĩnh tâm, chú ý từng đường nét, không gian luyện chữ phải yên tĩnh".
Nữ giáo viên chia sẻ luyện chữ phải viết có quy tắc, nét trước, nét sau, có người hướng dẫn mới hiệu quả. Việc này đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của người học.
Không chỉ học tại trung tâm, nhiều bạn trẻ thuê gia sư luyện chữ tại nhà. Duy Mỹ (24 tuổi, nhân viên ngân hàng) chia sẻ: “Mình thích viết những lúc thấy thoải mái, ví dụ ban đêm, khi không phải suy nghĩ công việc”.
Mỹ thường đến các quán cà phê yên tĩnh, đôi khi tìm tới nhóm bạn cùng sở thích để luyện viết. Ngày nào trước khi đi ngủ, cô cùng dành khoảng 30 phút luyện tập, duy trì thành thói quen.
Để luyện viết chữ đẹp, học viên không thể xem thường vai trò của bút, mực, giấy. Việc lựa chọn bút phù hợp, loại giấy tốt để luyện viết không dễ.
Cô Ly - gia sư luyện chữ đẹp - cho hay bút luyện viết thường là bút máy, không nên quá dài hoặc ngắn (khoảng 13 cm). "Bút phải cầm vừa tay, trọng lượng nên từ 8 – 10 gam, đường kính khoảng 7 mm. Không chỉ vậy, để luyện chữ nét thanh nét đậm, ngòi bút phải được cải tiến".
Cô Ly thường mua bút cho học viên, sau đó tự mài hết hạt gạo, sao cho ngòi mỏng dẹt. Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc gây rách giấy, nhoè mực. 
hoc-vien-luyen-viet-chu-mau
Học viên luyện viết chữ mẫu
Giấy dùng luyện chữ phải đảm bảo chất lượng, tốt nhất là loại vở ô ly có dòng kẻ carô nhỏ.
Thú vui luyện chữ
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người có công việc bận rộn, thời gian eo hẹp vẫn dồn tâm sức luyện chữ đẹp. Từ lúc điện thoại thông minh, laptop trở nên phổ biến, việc ghi chép ít hơn. Sinh viên cũng không còn phải ghi chép nhiều, chữ viết dễ xấu.
Một số công việc như kế toán, thư ký, giáo viên… đòi hỏi chữ phải rõ ràng, dễ nhìn buộc nhiều người phải đi luyện viết.
Đỗ Minh Trí (sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM) cho hay bạn luyện chữ vì "chữ lũn cũn như trẻ con, hồi học trung học không ít lần bị trừ điểm kiểm tra vì chữ xấu".
Bên cạnh đó, nhiều người thực sự thích và coi việc viết chữ như một thú vui, giảm căng thẳng.
“Luyện chữ cũng là cách để mình tĩnh tâm, học cách tập trung, giúp thư thái hơn. Chữ đẹp, mình có thể viết thư tay, bưu thiếp gửi đến người mình quý mến”, Nguyễn Ngọc (19 tuổi, sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM) tâm sự.
Cô Đoàn Khuyên giải thích: “Dù làm công tác giảng dạy, từ lâu, mình không còn phải viết bảng nhiều. Mình vui khi nhìn từng con chữ dần hiện ra dưới bàn tay. Mình thường viết những câu thơ, châm ngôn yêu thích, coi như đó là cách tìm lại cảm xúc cho bản thân”.
Cô cho rằng nếu việc luyện chữ xuất phát từ chính niềm yêu thích và được duy trì như một thói quen tốt thì nên khuyến khích.
"Luyện nét chữ từ nhỏ cũng là cách uốn nắn tính cách như ông bà ta vẫn thường làm, nhưng nếu không thích thì không nên ép buộc, nhất là các em nhỏ”, nữ giáo viên nêu quan điểm. 
[/mota]



 [mota]

Sưu tầm các bài vè về thầy cô hay

Mỗi năm khi Ngày Quốc tế Nhà giáo 20/11 đến gần thì cảm hứng thi ca của các thế hệ học trò lại nổi lên. Nhưng không chỉ có những vần thơ tri ân tuyệt đẹp, các học trò nghịch ngợm còn sáng tác ra được những bài vè vui nhộn về trường lớp, bạn bè, thầy cô, về tuổi mới lớn ẩm ương.
nhung-bai-ve-ve-thay-co-hay
Những bài vè về thầy cô hay
Hướng về thầy cô trong ngày 20/11, nhiều thế hệ học sinh đã rời ghế nhà trường sẽ nhớ lại một thời đi học với những bài vè rất hay và thông minh. Còn học trò bây giờ có thể lấy đó làm "chất liệu" thú vị cho báo tường nhân ngày 20/11. 
***
Nghe vẻ nghe ve
Cái vè học dốt
Thầy cô dạy tốt
Học còn ham chơi
Nói chẳng nghe lời
Lại còn phản kháng
Thầy cô phát ngán
Vì phải nói nhiều
Dù nói đủ điều
Nhưng mà vẫn vậy
Chứng nào tật nấy
Nào có sửa đâu
Em mong cô thầy
Kiên trì nhẫn nại
Bảo ban em lại
Tiến vào tương lai
Mai sao thành tài
Công ơn nhớ mãi!!!
 ***
nho-on-thay-co
Nhớ ơn thầy cô
 ***
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè vui vẻ
Vừa mới khai giảng
Đã thấy lười rồi
Bài vở bê trề
Chẳng lo chăm chỉ
Chỉ thấy nằm ườn
Bây giờ bài vở
Chất đống thật cao
Mệt bở hơi tai
Học hoài không xuể
Lại tới kì thi
Nên giờ thức trắng
Suốt mấy đêm liền
Học vẫn chưa xong
Mặt mày phờ phạc
Thật là tội nghiệp........
***
Nghe vẻ vè ve, nghe vè lười học
Học dở thấy ghê, mà mê ở nhà
Tối ngày la ca, nơi này nơi đó
Bài vở bỏ đó, khỏi phải nhức đầu
Không phải phát rầu, vì mình suy nghĩ
Học thì cũng dzị, cũng dốt như ai
Tú Xương thật tài, mà còn thi rớt
Thôi thì lớt lớt, bỏ đại cho xong
Ta cứ long nhong, sau này đi bụi....
***
Nghe vẻ nghe ve
Nge vè vui vẻ
Về tuổi học trò
Hôm qua lò dò
Đi tìm nguyên cớ
Sao trò chẳng chịu
Làm bài cô giao
Tìm ra mới biết
Trò mê đá banh
Cả chiều loanh quoanh
Quần đùi áo xọc
Tận ngoài sân cỏ
Tối về mệt lử
Bài vở chẳng ham
Sáng mai đến lớp
Tập vở còn nguyên
Cô gọi trò lên
Trò ta ấp úng
Thưa cô.... Không làm!
Thế là trò lĩnh
Vài quả trứng gà
Tròn trĩnh đỏ tươi
Trong tập vở trắng
***

[/mota]

bút mài queenbee
Bút mài thầy ánh
Bút mài ban chữ việt
Bút mài ánh dương
Trở lại trang đầu